Tin pháp luật

Logistics & lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất

Logistics & lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất

01/08/2018 5:32:01 PM | 16128

Logistics luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vậy, hiện nay, mức độ quan tâm của doanh nghiệp (DN) sản xuất đến lĩnh vực này như thế nào?

Các DN logistics Việt Nam phần lớn vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu cung cấp các dịch vụ vận tải lưu kho lưu bãi và làm thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa. Những DN logistics lớn cung cấp các dịch vụ trọn gói thường là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dẫn đến chi phí logistics tăng và lựa chọn của các DN sản xuất kinh doanh bị hạn chế.

Logistics & lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất

Logistics có là mối quan tâm hàng đầu của DN?

Năm 2017, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tiến hành khảo sát trên 2.052 DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng và xuất nhập khẩu về đánh giá vai trò của logistics đối với hoạt động của DN.

Về vai trò của logistics đối với hoạt động của DN được đánh giá qua mức độ đồng ý về mối quan tâm của công ty đối với logistics và ảnh hưởng của logistics đối với năng lực cạnh tranh, dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của họ. Kết quả điều tra cho thấy 15% số DN được điều tra ghi nhận logistics là mối quan tâm hàng đầu, một tỷ lệ lớn (66%) trung lập. Khi được hỏi về tầm ảnh hưởng lớn của logistics đến chất lượng dịch vụ khách hàng và lợi nhuận, thì tỷ lệ này khá đồng đều, với mức độ đồng ý của các DN là 57%. Ngoài ra, 49% số DN được điều tra cho biết logistics là lợi thế cạnh tranh quan trọng của họ.

Tỷ lệ không đồng ý khá thấp, chỉ 15% nhận định logistics không phải là quan tâm hàng đầu đối với công ty, 9% không cho rằng logistics ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh; tỷ lệ số công ty cho rằng logistics không ảnh hưởng tới dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của họ lần lượt là 5% và 3%.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy trung bình chi phí vận tải chiếm khoảng 1,31% tổng doanh thu của DN, trong khi chi phí kho bãi và lưu kho lần lượt chiếm 2,33% và 3,51% doanh thu.

Về các giải pháp để giảm chi phí logistics cho DN Việt Nam: trong số các đơn vị được hỏi về giải pháp giảm chi phí logistics thì hơn 64% cho rằng nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của giảm chi phí là giải pháp cần thiết và hiệu quả nhất, và chỉ 22% chấp nhận rằng việc đào tạo để tăng cường trình độ chuyên môn của cán bộ có thể giảm đáng kể chi phí logistics cho DN.

Về nhu cầu đối với hoạt động logistics trong tương lai: 21,4% số công ty được hỏi muốn lựa chọn thêm các nhà cung cấp logistics mới; 14,48% mong muốn cải thiện dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, những nhu cầu về phát triển hệ thống thông tin, nguồn nhân lực và tận dụng giải pháp di động cũng được chú ý với tỷ lệ lần lượt là 13,62%, 13,81% và 12,38%. Những nhu cầu còn lại như hoàn thiện cấu trúc phân phối hay tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng cũng được chú ý nhưng với mức độ không cao.

Logistics nâng cao năng lực cạnh tranh  cho DN sản xuất

Trong các ngành sản xuất kinh doanh, công nghiệp là ngành chịu nhiều sự ảnh hưởng từ logistics bởi nhu cầu về vận tải, kho bãi và các thủ tục hành chính tác động rất lớn đến chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Gần đây, vấn đề về thủ tục kho bãi hay phân phối đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nhiều DN ngành công nghiệp là vận tải dù trên đường bộ, đường sắt hay đường thủy. Trong thực tế các DN công nghiệp hiện mất nhiều thời gian công sức nhất cho khâu vận tải trong khi chưa có những đổi mới cần thiết hoạt động điều tiết hàng hóa trong nội bộ DN (giữa các dây chuyền sản xuất từ công xưởng đến nhà kho nơi giao hàng...) và ngoài DN (từ DN tới cảng xuất tới nơi giao hàng...).

Ví dụ, thống kê thực tế cho thấy chi phí sản xuất xi măng tăng từ 3%-5% do vận chuyển. Nguyên nhân của việc tăng phí trên là do vận tải bằng đường bộ tốn nhiều chi phí trong khi chưa thể tận dụng đường thủy hay đường sắt vì năng lực của hai hệ thống giao thông này còn yếu kém.

Trong số các ngành công nghiệp nhẹ, ngành dệt may Việt Nam có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Theo tính toán của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2017 ước khoảng 30 tỷ USD, trong đó, chi phí logistics chiếm 9,1%, khoảng 2,7 tỷ USD.

Như vậy, những kết quả trên cho thấy, hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của DN thông qua các tiêu chí như: giảm thời gian lưu thông hàng hóa tăng độ tin cậy và giảm chi phí cho DN. Các tiêu chí trên có thể được cải thiện tốt hơn nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các DN logistics và các DN xuất nhập khẩu.  


Các bài liên quan

• Phân luồng trong cấp GCN xuất xứ hàng hóa ưu đãi (01/08/2018)

• Đề xuất về quy hoạch giao thông vận tải đường bộ (01/08/2018)

• Hoàn chỉnh quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (01/08/2018)

• Thủ tục hành chính chiếm 76% thời gian nhập khẩu là một rào cản ngành logistics VN (01/08/2018)

• Truy tố đối tượng người nước ngoài vận chuyển gần 56kg cocain vào Việt nam (19/10/2018)

• Những pha vận chuyển siêu trường, siêu trọng trên thế giới (01/08/2018)


Các bài mới nhất

• Year end party 2024 – Khép lại năm cũ, đón chào năm mới thành công (17/01/2025)

• Year end party 2024 – Dấu ấn rực rỡ của chi nhánh Hải Phòng (17/01/2025)

• Year end party 2024 - Khép lại một năm đầy dấu ấn của Delta khu vực miền nam (17/01/2025)

• Chi phí 'ngáng trở' logistics (19/10/2018)

• Giảm chi phí logistics, phải ứng dụng công nghệ (01/08/2018)

• Công ty TNHH Quốc tế Delta: Kỷ niệm 14 năm thành lập (13/01/2025)

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Miền Bắc

(Kinh doanh)

Miền Trung

(Kinh doanh)

Miền Nam

Kinh doanh